Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thực chất đôi khi cũng phi dân chủ vì họ tính theo số điểm cử tri đoàn. Thua một người ở Cali có nghĩa là thua 55 điểm, trong khi đó thua 1 triệu người ở bang Oregon chỉ thua có 7 điểm. Đó cũng là lý do thời Al Gore thắng Bush gần 2 triệu lá phiếu nhưng không làm tổng thống vì thua điểm. Số điểm mỗi tiểu bang có được tùy thuộc vào dân số cư ngụ trong tiểu bang mình.
Nói bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cho vui, chứ thực chất chỉ có 6, 7 tiểu bang bầu. Hầu hết 50 tiểu bang Hoa Kỳ đã phân định đảng cộng hoà hay dân chủ. Như tiểu bang tôi, đã mấy mươi năm nay, bao giờ cũng theo đảng dân chủ, thiểu số theo cộng hoà dù có nổ lực cách mấy cũng chẳng thay đổi được chi. Trừ khi Hoa Kỳ bỏ đi cách bầu theo điểm mà bầu theo số phiếu (phổ thông đầu phiếu).
Do đó các ứng cử viên bao giờ cũng bận rộn ở 6, 7 tiểu bang không theo phe nào. Bao nhiều tiền đổ về các tiểu bang này vận động ráo riết, trong khi ấy hơn 70% dân chúng Hoa Kỳ không hề thấy các ứng cử viên tới thăm tiểu bang mình, thậm chí không thấy cả quảng cáo. Tới thăm, tới vận động làm chi cho tốn tiền mà kết quả đã được biết trước.
Tổng thống nào lên cũng phải đặt quyền lợi Hoa Kỳ trên tất cả. Quyền lợi Hoa Kỳ đồng nghiã với quyền lợi quốc gia, người dân, kinh tế, quốc phòng, chi phối điều hành thế giới. Bất cứ nước nào vào điạ vị Hoa Kỳ cũng sẽ làm như thế. Điều này không có gì sai cả, nếu không muốn nói là tự hào cho nước Mỹ.
Là cường quốc duy nhất còn sót lại, Hoa Kỳ hầu như nắm quyền sinh sát trong tay. Tuyên bố nước nào đó là kẻ thù hay nguy hại đến quyền lợi Mỹ thì nước đó khốn đốn ngay. Obama khôn khéo, không quyết định bất đồng và tôi cũng sợ cái máu cao-bồi diều hâu của cộng hoà, nên dù thất vọng ở Obama nhiều điều nhưng bỏ phiếu cho ông ta dù chỉ mang tính tượng trưng (có bỏ phiếu hay không, tiểu bang tôi đã theo đảng dân chủ mấy mươi năm nay rồi).
Huyền Lam
Muà bầu cử 2012
Những bài tôi viết về bầu cử Obama năm 2008: