Hôm 23 tháng 12 đi đón người bạn đồng nghiệp từ Iraq trở về Hoa Kỳ. Đây là đơn vị cuối cùng rời khỏi Iraq theo lệnh rút quân của tổng thống Obama giúp binh lính kịp sum họp gia đình trong mùa Noel. Kent là lính trừ bị văn phòng hỗ trợ kỹ thuật, chỉ nhập ngũ khi cần thiết. Tuy nhiên cuộc chiến Iraq kéo dài nhiều năm, thiếu hụt quân số cho mặt trận Afghanistan nên Kent thường bị điều quân liên miên.
Đi đón Kent có Paul, Steve và tôi - 4 người làm chung một tổ đã nhiều năm. Kent gặp chúng tôi, cười rạng rỡ, mắt bừng sáng: - Xong rồi, kết thúc rồi (it’s all over!)
Rủ nhau vào quán bia microbrew, quây quần bên lò sưởi, chúng tôi chúc mừng Kent dù gởi đi Iraq nhiều lần nhưng vẫn bình an trở về. Khi hỏi anh, ngày đơn vị rút đi, người dân Iraq có tới cám ơn, đưa tiễn?
Anh cười mỉa, buồn buồn trả lời: - Bên cạnh lật đổ chính quyền Sadam, chúng ta làm được điều gì ở Iraq để họ cám ơn? Đơn vị lặng lẽ rút đi trong đêm, ngay cả quân Iraq đóng gần đó cũng không biết trước, vì quân đội (Hoa Kỳ) sợ phiến quân phục kích dọc đường. Chúng ta (quân đội Hoa Kỳ) âm thầm đến tấn công Iraq bằng những máy bay tàng hình và cũng rút lui âm thầm như những máy bay tàng hình.
Paul hỏi Kent: - Tuyên chiến với Iraq mà đất nước chúng ta tiêu đi mấy ngàn mạng người (Hoa Kỳ), mấy chục ngàn bị thương, một ngàn tỷ (USD) để được cái gì?
Kent: - để được một đất nước Iraq có hơn trăm ngàn người chết, chia năm, xẻ bảy, hạ tầng cơ sở tan tành, chém giết lẫn nhau, không biết bao giờ mới thôi chết chóc tang thương.
Steve: - Trong thời gian bạn qua Iraq đợt cuối cùng, tiểu bang mình lâm vào khủng hoảng tài chánh. Thống đốc đã 3 đợt cắt giảm ngân sách. Sa thải nhiều công nhân viên, chấm dứt chương trình tài trợ bảo hiểm sức khoẻ cho 60 ngàn người nghèo (trong một tiểu bang vài triệu người). Cắt giảm trợ cấp người già cùng nhiều chương trình giáo dục, giao thông, huấn nghệ khác.
Kent: - Theo dõi tin tức mình có biết. Không phải riêng tiểu bang mình mà toàn liên bang đều như thế. Thống kê cho biết số người sống trong nghèo khó cao nhất từ xưa đến giờ!
Paul: - Ước chi ngày ấy Gore thắng Bush thì có lẽ chúng ta không chảy máu nhân lực và tài lực như thế. Tính theo lá phiếu thì Gore thắng Bush nhưng tại nước ta tuy dân chủ nhưng nhiều phiếu không có nghĩa luôn luôn thắng ( nhiều điểm của cử tri đoàn mới thắng.)
Steve: - Không biết sau này chúng ta có thêm tổng thống nào huy động tấn công đất nước khác với lý do rất mù mờ không nhỉ? Chắc lãnh đạo tương lai cũng học đuợc bài học Iraq.
Paul: - Cuộc chiến Vietnam còn khốc liệt khiếp đảm hơn nhiều lần. Chúng ta hầu hết đều cho đó là một lỗi lầm vô cùng lớn, có nguy cơ làm khủng hoảng, tê liệt (Hoa Kỳ) nếu không giải quyết kịp thời. Nhưng rồi lãnh đạo chúng ta có học thuộc bài?
Tôi: - Chúng ta hãy nói chuyện hiện tại, mừng cho Kent bình yên trở về, vài tuần nữa lại vào làm chung với chúng ta. Hãy cùng chúc mừng (cheer)!
Mọi người: cùng vui nào (cheer)!
Kent: - Về lại nhà là hạnh phúc lắm các bạn à. Tuy nhiên mấy ngày qua, trên đường trung chuyển, nghe tìn Baghdad đánh bom cảm tử 5, 6 vụ trong một ngày, tôi cảm thấy bất an ghê bạn ạ. Chiến hữu tôi đứa hy sinh, đứa thương tật, đứa vợ chịu không nổi cô đơn lấy chồng khác, đứa tự sát...để được cái gì nhỉ?
.....
Không khí Noel tại thị trấn nhỏ miền cực bắc Hoa Kỳ thanh bình, vắng lặng. Rời quán, đưa Kent về Tôi nhớ đến mang máng 2 câu nói của hai thánh nhân:
Đức Dalai Lama -Tây Tạng: càng có quyền lực thì càng phải có tâm từ, nhất là quyền lực lãnh đạo một cường quốc.
Cựu tổng thống Nelson Mandela - Nam Phi: Nếu chọn sai người lãnh đạo một cường quốc thì thật khổ cho nhân loại!
Đêm nay hoà bình - nhưng nhiều nơi kia nào có hoà bình. Xin nguyện cầu trái đất này sẽ có một ngày nơi nơi đều có hoà bình.
Huyền Lam
Đêm Noel - Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2012
Cách đây 4 năm có viết một bài về Kent: http://huyenlamblog.blogspot.com/2007/05/anh-phi-tr-v.html
Đi đón Kent có Paul, Steve và tôi - 4 người làm chung một tổ đã nhiều năm. Kent gặp chúng tôi, cười rạng rỡ, mắt bừng sáng: - Xong rồi, kết thúc rồi (it’s all over!)
Rủ nhau vào quán bia microbrew, quây quần bên lò sưởi, chúng tôi chúc mừng Kent dù gởi đi Iraq nhiều lần nhưng vẫn bình an trở về. Khi hỏi anh, ngày đơn vị rút đi, người dân Iraq có tới cám ơn, đưa tiễn?
Anh cười mỉa, buồn buồn trả lời: - Bên cạnh lật đổ chính quyền Sadam, chúng ta làm được điều gì ở Iraq để họ cám ơn? Đơn vị lặng lẽ rút đi trong đêm, ngay cả quân Iraq đóng gần đó cũng không biết trước, vì quân đội (Hoa Kỳ) sợ phiến quân phục kích dọc đường. Chúng ta (quân đội Hoa Kỳ) âm thầm đến tấn công Iraq bằng những máy bay tàng hình và cũng rút lui âm thầm như những máy bay tàng hình.
Paul hỏi Kent: - Tuyên chiến với Iraq mà đất nước chúng ta tiêu đi mấy ngàn mạng người (Hoa Kỳ), mấy chục ngàn bị thương, một ngàn tỷ (USD) để được cái gì?
Kent: - để được một đất nước Iraq có hơn trăm ngàn người chết, chia năm, xẻ bảy, hạ tầng cơ sở tan tành, chém giết lẫn nhau, không biết bao giờ mới thôi chết chóc tang thương.
Steve: - Trong thời gian bạn qua Iraq đợt cuối cùng, tiểu bang mình lâm vào khủng hoảng tài chánh. Thống đốc đã 3 đợt cắt giảm ngân sách. Sa thải nhiều công nhân viên, chấm dứt chương trình tài trợ bảo hiểm sức khoẻ cho 60 ngàn người nghèo (trong một tiểu bang vài triệu người). Cắt giảm trợ cấp người già cùng nhiều chương trình giáo dục, giao thông, huấn nghệ khác.
Kent: - Theo dõi tin tức mình có biết. Không phải riêng tiểu bang mình mà toàn liên bang đều như thế. Thống kê cho biết số người sống trong nghèo khó cao nhất từ xưa đến giờ!
Paul: - Ước chi ngày ấy Gore thắng Bush thì có lẽ chúng ta không chảy máu nhân lực và tài lực như thế. Tính theo lá phiếu thì Gore thắng Bush nhưng tại nước ta tuy dân chủ nhưng nhiều phiếu không có nghĩa luôn luôn thắng ( nhiều điểm của cử tri đoàn mới thắng.)
Steve: - Không biết sau này chúng ta có thêm tổng thống nào huy động tấn công đất nước khác với lý do rất mù mờ không nhỉ? Chắc lãnh đạo tương lai cũng học đuợc bài học Iraq.
Paul: - Cuộc chiến Vietnam còn khốc liệt khiếp đảm hơn nhiều lần. Chúng ta hầu hết đều cho đó là một lỗi lầm vô cùng lớn, có nguy cơ làm khủng hoảng, tê liệt (Hoa Kỳ) nếu không giải quyết kịp thời. Nhưng rồi lãnh đạo chúng ta có học thuộc bài?
Tôi: - Chúng ta hãy nói chuyện hiện tại, mừng cho Kent bình yên trở về, vài tuần nữa lại vào làm chung với chúng ta. Hãy cùng chúc mừng (cheer)!
Mọi người: cùng vui nào (cheer)!
Kent: - Về lại nhà là hạnh phúc lắm các bạn à. Tuy nhiên mấy ngày qua, trên đường trung chuyển, nghe tìn Baghdad đánh bom cảm tử 5, 6 vụ trong một ngày, tôi cảm thấy bất an ghê bạn ạ. Chiến hữu tôi đứa hy sinh, đứa thương tật, đứa vợ chịu không nổi cô đơn lấy chồng khác, đứa tự sát...để được cái gì nhỉ?
.....
Không khí Noel tại thị trấn nhỏ miền cực bắc Hoa Kỳ thanh bình, vắng lặng. Rời quán, đưa Kent về Tôi nhớ đến mang máng 2 câu nói của hai thánh nhân:
Đức Dalai Lama -Tây Tạng: càng có quyền lực thì càng phải có tâm từ, nhất là quyền lực lãnh đạo một cường quốc.
Cựu tổng thống Nelson Mandela - Nam Phi: Nếu chọn sai người lãnh đạo một cường quốc thì thật khổ cho nhân loại!
Đêm nay hoà bình - nhưng nhiều nơi kia nào có hoà bình. Xin nguyện cầu trái đất này sẽ có một ngày nơi nơi đều có hoà bình.
Huyền Lam
Đêm Noel - Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2012
Cách đây 4 năm có viết một bài về Kent: http://huyenlamblog.blogspot.com/2007/05/anh-phi-tr-v.html
No comments:
Post a Comment
Góp ý: