Năm 1991, trong chuyến về VN đầu tiên, tôi đi xe lửa từ Sài Gòn ra Huế thăm quê nội ngoại. Dạo ấy xe lửa hình như không có máy lạnh, tất cả cửa sổ trên toa đều mở cho mát. Trẻ em nhà quê trên tuyến đường sắt thường chọi đá lên toa nên cửa sổ có gắn thêm lưới sắt để đá khỏi bay vào gây thương tích cho hành khách. Gân chỗ tôi có sư cô ngồi song song bên kia hành lang, sát cửa sổ. Sư cô trẻ, nét thanh tao, hiền dịu, hành khách xung quanh thường hay trò chuyện.
Tàu lửa chạy êm đềm ngon trớn, qua các cánh đồng mạ xanh rì, bỗng một tiếng phịt bay vào khung cửa sắt văng tung toé trên người sư cô, mùi hôi thối toả ra nồng nặc. Thì ra mấy đứa trẻ cho phân vào bao ni lông ném lên. Một số hành khách ngồi gần cũng dính lây chút ít, nhưng cô là người lãnh trọn. Lúc xảy ra sự việc, sư cô hốt hoảng chút xíu, nhưng ngay sau đó điềm tỉnh trở lại, tuyệt nhiên cô không hề một lời trách móc dù bà con chung quanh ồn ào mắng mỏ "lủ nhóc liệng phân ấy!"
Thời bao cấp sư-cô chẵng có thêm chiếc áo phòng thân, tàu lửa cũng chẳng có nơi rửa ráy. Còn gần trăm cây số tàu thống nhất mới dừng ở ga lớn. Hành khách động lòng đưa cô vài chiếc khăn cũ lau tạm, xức thêm dầu cù là, dầu khuynh diệp mong át đi mùi hôi thối. Tuy nhiên những thứ mùi trộn lại ấy, tạo nên mùi hôi rất khó chịu làm người ngồi gần bực bội!
Đón nhận sự giúp đỡ của bá tánh, giọng nói cô nhẹ nhàng khuyên bà con đừng quá quan tâm:
-Mấy đứa bé chăn trâu, nhiều khi không có ai hướng dẫn. Biết đâu xe lửa cán chết con bò con trâu của các em!
Ngấm nhìn sư cô khuôn mặt hiền lành tươi mát, chẵng bao lâu, những khuôn mặt bực bội, tức giận xung quanh từ từ thư giản, hiền hoà trở lại. Họ cầm tay cô, xoa xoa, gần gũi còn hơn trước khi xảy ra sự việc.
Khi tàu vào ga Nha Trang, có 3, 4 chị chia nhau hộ tống sư cô xuống dưới ga kiếm chỗ tắm rửa. Khi tàu kéo còi báo hiệu rời bến, sư cô theo mấy chị trở lại toa tàu. Hành khách ngỡ ngàng, cười rộn rã khi thấy trên người cô đắp y tạm bằng vải màu hồng do một hành khách buôn vải trên tàu cúng đường.
Suốt chuyến hành trình còn lại, không khí trên toa tàu vui hẵn lên. Mấy chị, mấy cô nửa đùa nửa thật, khen tới khen lui: "Sư cô đắp y màu hồng dễ thương quá sư cô ơi!"
Sư cô vẫn nhẹ nhàng, cười hiền dịu: -Nếu không có mấy em chăn trâu thì đâu có biết bà con mình dễ thương như ri.
Cụ già nhai trầu tỏm tẻm, nghe thế cười to, giọng rổn rảng: -Không có mấy thằng cu chăn trâu thì đâu có biết ni cô dễ thương giống bà tiên như ri.
Huyền Lam
Hạt sương Bát Nhã nương vào tâm kinh
Ngày 29-11-2011
Thời bao cấp sư-cô chẵng có thêm chiếc áo phòng thân, tàu lửa cũng chẳng có nơi rửa ráy. Còn gần trăm cây số tàu thống nhất mới dừng ở ga lớn. Hành khách động lòng đưa cô vài chiếc khăn cũ lau tạm, xức thêm dầu cù là, dầu khuynh diệp mong át đi mùi hôi thối. Tuy nhiên những thứ mùi trộn lại ấy, tạo nên mùi hôi rất khó chịu làm người ngồi gần bực bội!
Đón nhận sự giúp đỡ của bá tánh, giọng nói cô nhẹ nhàng khuyên bà con đừng quá quan tâm:
-Mấy đứa bé chăn trâu, nhiều khi không có ai hướng dẫn. Biết đâu xe lửa cán chết con bò con trâu của các em!
Ngấm nhìn sư cô khuôn mặt hiền lành tươi mát, chẵng bao lâu, những khuôn mặt bực bội, tức giận xung quanh từ từ thư giản, hiền hoà trở lại. Họ cầm tay cô, xoa xoa, gần gũi còn hơn trước khi xảy ra sự việc.
Khi tàu vào ga Nha Trang, có 3, 4 chị chia nhau hộ tống sư cô xuống dưới ga kiếm chỗ tắm rửa. Khi tàu kéo còi báo hiệu rời bến, sư cô theo mấy chị trở lại toa tàu. Hành khách ngỡ ngàng, cười rộn rã khi thấy trên người cô đắp y tạm bằng vải màu hồng do một hành khách buôn vải trên tàu cúng đường.
Suốt chuyến hành trình còn lại, không khí trên toa tàu vui hẵn lên. Mấy chị, mấy cô nửa đùa nửa thật, khen tới khen lui: "Sư cô đắp y màu hồng dễ thương quá sư cô ơi!"
Sư cô vẫn nhẹ nhàng, cười hiền dịu: -Nếu không có mấy em chăn trâu thì đâu có biết bà con mình dễ thương như ri.
Cụ già nhai trầu tỏm tẻm, nghe thế cười to, giọng rổn rảng: -Không có mấy thằng cu chăn trâu thì đâu có biết ni cô dễ thương giống bà tiên như ri.
Huyền Lam
Hạt sương Bát Nhã nương vào tâm kinh
Ngày 29-11-2011