Hôm nay tổng thống Hoa Kỳ Obama đón tiếp đức Dalai Lama, Trung Quốc đã lên tiếng giận dữ phản đối. Nhân dịp này có nhiều nguồn dư luận khác nhau bàn về sách lược chống Trung Quốc của người Tây Tạng trong việc giành quyền tự trị. Có người cho rằng, đối với kẻ xâm lược thì súng đạn mới thành công, tụng kinh niệm Phât hoặc tự thiêu như người Tây Tạng thì sẽ không bao giờ có kết quả.
Trong trường hợp Tây Tạng (mỗi nước hoàn cảnh khác nhau), xin nhận đinh như sau:
Tây Tạng có thời chống ngoại xâm bằng vũ lực trong những năm 1950 nhưng bị tàn sát khốc liệt khiến Dalai Lama phải lưu vong… Mãi cho đến khi Mỹ bắt tay với Trung Quốc để chống Liên Sô vào 1970, cuộc chiến bằng vũ lực mới tạm giảm thiểu. Từ 1959-1970, cao nguyên Mustang - India giáp ranh Tây Tạng là nơi các ông trùm lông lá phương Tây huấn luyện kháng chiến quân Tây Tạng và viện trợ quân sự cho lực lượng đối kháng.
Tuy nhiên do Tây Tạng đất quá rộng và người quá thưa, Trung Quốc cứ đưa người vào những nơi trống vắng để từ từ đồng hoá. Mọi sự phản kháng dù là vũ lực cũng dễ dàng dập tắt như ở Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu.
Nhưng cái khác biệt giữa các nơi trên chính là yếu tố văn hoá Phật Giáo Tây Tạng. Nhờ có văn hoá Phât Giáo Tây Tạng (VHPGTT), dân tộc này không những giữ được bản sắc của mình mà còn truyền bá khắp thế giới. Hiện nay thiền viện Tây Tạng không do người Tây Tạng lập ra đầy khắp thế giới. Thành phần trí thức tây phương hoặc đông phương nhưng mang tâm hồn Tây Tạng nhiều vô số...đã góp phần làm nên sức mạnh Tây Tạng vượt ngoài biên giới đất đai và trở thành tính chất toàn cầu.
Nếu không có VHPGTT, thì số phận Tây Tạng chắc chắn sẽ bi thảm. Đây là cốt tủy, nguyên khí, đại lực giúp Tây Tạng tồn tại và phát triển mãnh liệt trên thế giới.
Huyền Lam
21 tháng 2-2014
No comments:
Post a Comment
Góp ý: